Bóng đá phủi – kỹ thuật bắt bóng hiệu quả cho thủ môn

Nhiệm vụ của thủ môn bóng đá phủi là bảo vệ khung gỗ cho đội bóng. Để đạt thành tích cao thì mỗi thủ môn phải nắm được kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao. Có rất nhiều thủ môn nổi tiếng nhờ vào việc nắm vững những phương pháp ấy. Giờ hãy cùng funcupvn tìm hiểu rõ hơn về các kỹ năng qua bài viết sau.

Bóng đá phủi – kỹ thuật quan trọng ở vị trí thủ môn

Để 1 đội bóng giành chiến thắng không chỉ phụ thuộc vào việc ghi bàn. Quan trọng hơn hết, hàng thủ lẫn thủ môn đều phải chiến đấu mạnh mẽ. Trong đó, người giữ cửa luôn là chốt chặn cuối cùng. Các pha bay người cản bóng luôn trở thành nét đặc sắc trong các trận đấu. Kết hợp các yếu tố trên, tập thể của bạn mới trở nên đáng gờm. 

Bóng đá phủi - kỹ thuật quan trọng ở vị trí thủ môn
Bóng đá phủi – kỹ thuật quan trọng ở vị trí thủ môn

Kỹ năng bắt bóng của thủ môn trong trận bóng chuyên nghiệp hay bóng đá phủi đều cần dùng tay và chân. Bạn không chỉ ngắm hướng bóng mà còn kết hợp nhuần nhuyễn cả đôi chân. 

Lý giải vì sao kỹ thuật thủ môn quan trọng

Ngoài các chiến thuật tấn công, phòng thủ của các tiền đạo hay hậu vệ…Để tạo nên các bàn thắng thì đội bóng không để thua cũng trông cậy nhiều vào thủ môn. Nếu tỷ lệ ghi bàn tỷ lệ thuận với tỷ lệ thủng lưới thì coi như đội của bạn thi đấu không thành công. 

Kỹ thuật hội tụ ở người gác đền bao gồm : thể lực tốt để bắt cả trận. Đồng thời, cần có kỹ năng quan sát và phán đoán hướng bóng đi. Bạn phải sở hữu sự tập trung cao độ. Tuy nhiên kỹ thuật đầu tiên bạn cần chăm tập luyện chính là dáng đứng. 

Thủ môn giúp toàn đội tăng thêm sức mạnh
Thủ môn giúp toàn đội tăng thêm sức mạnh

Bạn chỉ cần đứng đúng vị trí, chuẩn xác thì khả năng cản bóng càng cao. Dáng đứng của thủ môn hơi ngả về trước, hai chân hơi khuỵ và tay giơ sang ngang. Điều này nhằm hạn chế tối đa không gian trước khung thành. Dù bạn thi đấu chuyên nghiệp hay chỉ tham gia bóng đá phủi nhưng ở vị trí thủ môn cần phải tập luyện dáng đứng thường xuyên. 

Kỹ năng bắt gôn không thể bỏ qua

Trong bóng đá chuyên nghiệp hay bóng đá phủi, thủ môn thường đứng dáng W. Kỹ thuật này hiệu quả trong việc giữ bóng và cản phá bóng lực mạnh. Tên kỹ thuật này lấy từ hình dáng đặt tay ôm bóng của thủ môn. 

Cụ thể, ngón cái và ngón tay trỏ của bạn sẽ tạo với nhau 1 góc 45 độ. Khi kết hợp hai bàn tay sẽ tạo nên hình W. Theo góc độ vật lý, áp dụng dáng tay này sẽ giúp thủ môn đỡ bóng hiệu quả. Thậm chí, họ có thể bắt dính bóng.

Các kiểu bắt bóng phổ biến trong bóng đá phủi

Phía trên là những lý thuyết mà bạn cần nắm trước khi đến với kiểu bắt bóng. Bên dưới chúng tôi đưa ra một số hình thức cơ bản. Đảm bảo bạn sẽ hình dung và tập luyện được. 

Kiểu bắt bóng có độ xoáy

Với bóng có độ xoáy, thủ môn thường quỳ 1 chân và nghiêng người về trước. Căn đúng lúc bóng bay đến, bạn chỉ cần giơ tay ôm trọn. Tư thế này, đảm bảo người thủ môn luôn vững. Nếu bóng bật đất cũng không thể xuyên qua hai chân bạn. Trong thời gian đầu chưa quen, các anh em không nên đặt chân quá xa. 

Bắt bóng xoáy gây khó khăn cho thủ môn
Bắt bóng xoáy gây khó khăn cho thủ môn

Kiểu bắt bóng có đường đi sát mặt đất trong bóng đá phủi

Ngoài các pha sút bóng cao thì đường bóng đi sát có phần khó chịu. Kiểu sút này thường thấy khi tiền đạo đối mặt thủ môn. Hoặc sút giấu chân khiến bóng đi sát mặt đất. Các thủ môn thường bất ngờ với các pha bóng như vậy. 

Với cách thức sút này, thủ môn nên đặt tay dáng W. Sau đó, hạ thấp trọng tâm, chân hơi khuỵa và chủ động khép sát người. Lúc này, khi bóng bay đến nếu văng ra cũng có thể nằm trong tầm kiểm soát.

Kiểu bắt bóng bay tầm cao hoặc tầm trung

So với hai kiểu bóng bay như trên thì bóng tầm cao và tầm trung thường xuất hiện ở bóng đá phủi. Các cầu thủ thường dứt điểm với lực bóng đi rất căng. Ở đường bóng tầm trung, thủ môn cần ngả người về trước. Kế đến, họ hơi lao người và khép hai cánh tay. 

Khi bóng bay đến, sẽ trúng vào vùng cánh tay kết hợp vùng ngực sẽ ôm được bóng. Kiểu bắt tầm trung này thủ môn phải đảm bảo chắc tay. Bởi nếu không sẽ va vào ngực khiến bạn chấn thương.

Do cầu thủ sút bằng mũi chân nên bóng thường bay cao. Tuy nhiên kiểu sút này không quá khó chịu với thủ môn. Nếu ở cự ly xa, người gác đền vẫn có thể căn được điểm rơi. Ở cự ly gần, các bạn chỉ cần với tay đưa bóng vượt xà ngang. Thêm nữa nếu bóng đi không quá mạnh, thủ môn có thể để dáng tay W kết hợp bay người. 

Thủ môn phải tập trung trong các pha bắt bóng
Thủ môn phải tập trung trong các pha bắt bóng

Dù bắt bóng ở tầm trung hay tầm cao thì các thủ môn cần lấy lại tư thế sau khi bắt. Bởi bóng vẫn tiếp tục trong sân sẽ giúp đối phương sút bồi. 

Bài tập bổ trợ cơ bản cho thủ môn

Thi đấu thủ môn trong bóng đá phủi hiện nay rất được chú trọng. Các anh em ngoài bản lĩnh, tự tin cũng cần phải tập luyện hằng ngày. Qua đó, trình độ chuyên môn của bản thân mới được nâng cao. Các bài tập bổ trợ thủ môn thường thấy như : tập chạy từ bước nhỏ cho đến đá chân ra sau. Đồng thời, tập đu xà hoặc uốn dẻo giúp các bạn nhanh nhẹn hơn. 

Điều lưu ý rằng, trước khi chiến đấu hay tập luyện, các anh em cần khởi động kỹ. Vì các hoạt động của thủ môn không nhiều nhưng cường độ khá mạnh. Hãy làm nóng cơ thể để giảm thiểu tình trạng chấn thương anh em nhé.

Lời Kết

Vị trí thủ môn là không thể thiếu trong bóng đá phủi. Thậm chí nếu thủ môn thi đấu tốt sẽ giúp toàn đội khả năng cao giành chiến thắng. Nếu các anh em đang thi đấu ở vị trí này thì đừng bỏ qua bài viết của chúng tôi. Ngoài ra, funcupvn vẫn cập nhật những thông tin bổ ích xoay quanh chủ đề bóng đá.